.

Vào ngày 14.02.2015, TS.Đặng Thi Oanh, trưởng phòng Khoa học – Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Thái Nguyên, vinh dự là một trong 5 tân nữ khoa học gia tại các nước đang phát triển đoạt giải thưởng của Elsevier Foundation tại hội nghị thường niên của Viện Hàn Lâm Khoa Học và Nghệ thuật Hoa kỳ (American Academy of Arts and Sciences), ở San Jose, California. Giải thưởng này cũng được sự hỗ trợ của Tổ Chức Hỗ Trợ các Nữ Khoa Học Gia tại các Nước Đang Phát Triển (OWSD) và Viện Hàn Lâm Khoa Học Thế Giới (TWAS).

TS.Đặng Thị Oanh (Bìa phải) trong lễ trao giải thưởng Elsevier Foundation năm 2015

Giải thưởng năm nay dành cho lĩnh vực vật lý và toán học, TS. Oanh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học năm 2012 tại Viện Công nghệ Thông tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Các công trình nghiên cứu của TS. Đặng Thị Oanh tập trung vào phương pháp không lưới, một phương pháp mới rất đang được quan tâm vì có nhiều áp dụng quan trọng trong thực tiễn.

 TS. vật lý Charon Duermeijer, Giám đốc nhà xuất bản và Tổng biên tập của tạp chí Elsevier Physics Journals, nói: “Đây là một danh sách ấn tượng các hình mẫu về vai trò lớn lao của phụ nữ. Tôi hy vọng các nữ sinh viên vật lý và toán học khắp thế giới sẽ biết về những người đoạt giải thưởng năm nay, và được khích lệ từ tấm gương học tập của họ, để cố gắng đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp. Họ cũng có thể trở thành các hình mẫu như vậy, để khuyến khích nhiều phụ nữ hơn nữa trong việc nghiên cứu vật lý và toán học, mà hiện nay rất cần trong môi trường nghiên cứu khoa học.”

Thuộc dân tộc Tày, TS. Oanh sinh ra và lớn lên trong một vùng nông thôn nghèo nàn trên miền núi phía Bắc Việt nam. Trong bài diễn văn cảm ơn TS. Oanh phát biểu: "Để trở thành một nhà khoa học trong một nước đang phát triển, người phụ nữ phải có óc sáng tạo và tận tâm. Cuộc sống thiếu thốn sẽ dễ làm họ từ bỏ theo đuổi khoa học. Tôi đã làm việc rất vất vả, vì phải làm tròn các trách nhiệm của người vợ đối với chồng, người mẹ đối với các con và người con đối với cha mẹ. Hơn nữa, tôi phải vượt qua thành kiến của xã hội về phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số.

Trong thời gian sắp tới, tôi muốn tiếp tục phát triển các phương pháp giải phương trình đạo hàm riêng. Trong tương lai lâu dài, tôi khao khát muốn giúp những người phụ nữ Việt nam, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số, có cơ hội học tập và nghiên cứu, để có thể đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam và thế  giới. Mơ ước của tôi đối với việc nghiên cứu khoa học trong nước tôi là chúng tôi sẽ có đủ điều kiện tối thiểu để sinh sống và có thể tập trung vào việc nghiên cứu phát triển những ý tưởng khoa học của mình. Chúng tôi cần đồng lương xứng đáng để không phải ăn bữa nay lo bữa mai.

Giải thưởng này rất quan trọng đối với tôi và sự nghiệp của tôi, bởi vì nó khuyến khích tôi tiếp tục nghiên cứu. Hơn nữa, giải thưởng này cho thấy rằng một phụ nữ dân tộc thiểu số như tôi có thể xoá đói nghèo và lạc hậu, vượt lên và khắc phục rào cản của xã hội và gia đình, để có thể thể hiện trọn vẹn tiềm năng của mình."

Trong buổi gặp mặt đầu xuân Ất Mùi, BGH trường ĐH công nghệ Thông tin và Truyền thông cũng tặng hoa vinh danh TS. Đặng Thị Oanh trước sự ngưỡng mộ của đông đảo đại biểu và toàn thể CBGV nhà trường.

 

(nguồn http://www.elsevier.com/connect/5-women-scientists-tell-their-stories-of-hard-earned-success).

Bản quyền thuộc về Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông

Địa chỉ: Phòng 107 Tòa nhà C1 

SĐT: 02803904365 - Email: phongcthssv@ictu.edu.vn