.

13129098 1098466626877804 61982169 o

Câu 21: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước CHXHCN Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND?

a/ Đủ 18 tuổi trở lên.

b/ Đủ 20 tuổi trở lên.

c/ Đủ 22 tuổi trở lên.

Đáp án: a

Câu 22: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước CHXHCN Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND?

a/ Đủ 18 tuổi trở lên.

b/ Đủ 20 tuổi trở lên.

c/ Đủ 21 tuổi trở lên.

Đáp án: c

Câu 23: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tiến hành theo những nguyên tắc nào?

a/ Nguyên tắc phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

b/ Nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

c/ Nguyên tắc phổ thông, bình đẳng và trực tiếp bỏ phiếu kín.

Đáp án: b

Câu 24: Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến tổng số đại biểu Quốc hội khóa XIV được bầu là bao nhiêu?

a/ 450 đại biểu.

b/ 500 đại biểu.

c/ 550 đại biểu.

Đáp án: b

Câu 25: Tổng số đại biểu HĐND tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2016 - 2021 dự kiến được bầu là bao nhiêu?

a/ 70 đại biểu.

b/ 75 đại biểu.

c/ 80 đại biểu.

Đáp án: b

Câu 26: Việc phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do cơ quan nàu dự kiến?

a/ Ủy ban thường vụ Quốc hội.

b/ Hội đồng bầu cử quốc gia.

c/ Chủ tịch và các Phó chủ tịch Quốc hội.

Đáp án: a

Câu 27: Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất bao nhiêu % trong tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội?

a/ 30 %.

b/ 35%.

c/ 40%.

Đáp án: b

Câu 28: Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất bao nhiêu % trong tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội?

a/ 8%.

b/ 18%.

a/ 28%.

Đáp án: b

Câu 29: Đơn vị bầu cử là gì?

a/ Đơn vị bầu cử là khái niệm chỉ một phạm vi địa lý hành chính với số dân cư nhất định, được bầu một số lượng đại biểu nhất định.

b/ Đơn vị bầu cử là khái niệm chỉ một phạm vi hành chính với số dân cư nhất định, được bầu một số lượng đại biểu Quốc hội hay đại biểu HĐND xác định.

c/ Đơn vị bầu cử là khái niệm chỉ một phạm vi địa lý hành chính với số dân cư nhất định, được bầu một số lượng đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân xác định.

Đáp án: c

Câu 30: Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được công bố chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử?

a/ 60 ngày.

b/ 70 ngày.

c/ 80 ngày.

Đáp án: c

Câu 31: Số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

a/ Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá 03 đại biểu.

b/ Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá 04 đại biểu.

c/ Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá 05 đại biểu.

Đáp án: a

Câu 32: Số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND được quy định như thế nào?

a/ Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND được bầu không quá 03 đại biểu.

b/ Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND được bầu không quá 04 đại biểu.

c/ Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND được bầu không quá 05 đại biểu.

Đáp án: c

Câu 33: Cơ quan nào dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu HĐND cấp mình?

a/ Ủy ban nhân dân cùng cấp.

b/ Thường trực HĐND cùng cấp.

c/ Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Đáp án: b

Câu 34: Cơ quan nào tổ chức các hội nghị hiệp thương để giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội?

a/ Ủy ban thường vụ Quốc hội.

b/ Hội đồng bầu cở quốc gia.

c/ Ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam và ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh tổ chức.

Đáp án: c

Câu 35: Cơ quan nào tổ chức các hội nghị hiệp thương để giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND ở cấp mình?

a/ Hội đồng nhân dân cùng cấp.

b/ Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.

c/ Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Đáp án: b

Câu 36: Cơ quan nào thực hiện việc dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu; xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội?

a/ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

b/ Hội đồng bầu cử quốc gia.

c/ Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Đáp án: c

Câu 37: Việc nhận xét, bày tỏ tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hội nghị cử tri được thực hiện dưới hình thức nào?

a/ Bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.

b/ Chỉ bằng cách giơ tay.

c/ Chỉ bằng cách bỏ phiếu kín.

Đáp án: a

Câu 38: Việc xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND phải được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xong trước ngày bầu cử bao nhiêu ngày?

a/ Chậm nhất là 50 ngày.

b/ Chậm nhất là 40 ngày.

c/ Chậm nhất là 30 ngày.

Đáp án: b

Câu 39: Hội đồng bầu cử quốc gia do cơ quan nào thành lập?

a/ Do Ủy ban thường vụ quốc hội thành lập.

b/ Do Quốc hội thành lập.

c/ Do Chủ tịch Quốc hội thành lập.

Đáp án: b

Câu 40: Số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định như thế nào?

a/ Hội đồng bầu cử quốc gia có từ 15 đến 21 thành viên.

b/ Hội đồng bầu cử quốc gia có từ 15 đến 25 thành viên.

c/ Hội đồng bầu cử quốc gia có từ 20 đến 31 thành viên.

Đáp án: a

Câu 41: Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia do cơ quan nào bầu và miễn nhiệm?

a/ Ủy ban thường vụ Quốc hội bầu và miễn nhiệm.

b/ Quốc hội bầu và miễn nhiệm.

c/ Quốc hội bầu, miễn nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Đáp án: c

Câu 42: Các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia do cơ quan nào phê chuẩn?

a/ Do Văn phòng Quốc hội phê chuẩn.

b/ Do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

c/ Do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Đáp án: c

Câu 43: Việc ấn định và công bố số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử do cơ quan nào quyết định?

a/ Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

b/ Ban Công tác đại biểu Quốc hội quyết định.

c/ Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định.

Đáp án: c

Câu 44: Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia hiện nay là ai?

a/ Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng

b/ Đồng chí Trần Đại Quang

c/ Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân

Đáp án: c

Câu 45: Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập khi nào?

a/ Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử.

b/ Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử.

c/ Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.

Đáp án: b

Câu 46: Số lượng thành viên Ủy ban bầu cử ở tỉnh được quy định như thế nào?

a/ Ủy ban bầu cử ở tỉnh có từ 21 đến 31 thành viên.

b/ Ủy ban bầu cử ở tỉnh có từ 15 đến 21 thành viên.

c/ Ủy ban bầu cử ở tỉnh có từ 21 đến 35 thành viên.

Đáp án: a

Câu 47: Ban bầu cử đại biểu Quốc hội được thành lập khi nào?

a/ Ban bầu cử đại biểu Quốc hội được thành lập chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử.

b/ Ban bầu cử đại biểu Quốc hội được thành lập chậm nhất là 60 ngày trước ngày bầu cử.

c/ Ban bầu cử đại biểu Quốc hội được thành lập chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.

Đáp án: a

Câu 48: Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được thành lập khi nào?

a/ Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thành lập chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử.

b/ Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thành lập chậm nhất là 60 ngày trước ngày bầu cử.

c/ Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thành lập chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.

Đáp án: c

Câu 49: Tổ bầu cử được thành lập ở đâu, khi nào?

a/ Tổ bầu cử được thành lập ở nhà văn hóa của các tổ dân phố, xóm, bản, ấp (mỗi nhà văn hóa một tổ bầu cử) chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử.

b/ Tổ bầu cử được thành lập ở khu vực bỏ phiếu (mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử) chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử.

c/ Tổ bầu cử được thành lập ở nhà văn hóa của các tổ dân phố, xóm, bản, ấp; các trường học (mỗi nhà văn hóa, trường học một tổ bầu cử) chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử.

Đáp án: b

Câu 50: Những trường hợp quy định không được tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử?

a/ Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, người thân (anh chị em ruột, bố mẹ đẻ) của người ứng cử không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử.

b/ Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, người thân (anh chị em ruột, bố mẹ đẻ; anh chị em, bố mẹ bên vợ / chồng) của người ứng cử không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử.

c/ Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử.

Bản quyền thuộc về Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông

Địa chỉ: Phòng 107 Tòa nhà C1 

SĐT: 02803904365 - Email: phongcthssv@ictu.edu.vn